Phân tích: Far Cry 3
Far Cry 3 (FC3) là một trò chơi thú vị. Với hơn 10 triệu bản game được bán ra tính đến 11/2014, đó thực sự là một thành công lớn đối với Ubisoft. Với phiên bản thứ ba, Far Cry đã hoàn toàn thay đổi diện mạo khi đưa rất nhiều yếu tố mới vào series – và được các nhà phê bình đánh giá cao về gameplay, graphics và story. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ bàn riêng tới cốt truyện của FC3, và lấn sang một ít ở phần gameplay, vì đó thực sự là một chủ đề còn gây nhiều tranh cãi cũng như khó hiểu. Cuối cùng là nối chúng lại với nhau để xét ẩn ý của writer (là Jeffrey Yohalem, cũng là writer của Child of Light). Enjoy.
Nếu có copy bài viết xin hãy ghi rõ nguồn:
https://gardenofstars.github.io/.
Disclaimer:
- Dưới đây chỉ là những quan sát cá nhân/suy nghĩ chủ quan của mình.
- Mình sẽ không nói quá sâu vào các nhân vật: Hoyt, Citra, Dennis, Willis, Buck, mà mọi sự tập trung sẽ được dồn vào hai nhân vật chính ở đây, là Jason và Vaas. Và mình cũng không ủng hộ giả thuyết rằng Vaas vẫn còn sống (sẽ nói sau, nhưng ngắn gọn là chính Yohalem cũng đã xác nhận Vaas đã chết).
- Nội dung bài viết (có thể) sẽ được cập nhật liên tục, nếu như mình nghĩ ra thêm thứ gì đó.
I. Đào bới gameplay
Gameplay của FC3 rất dễ nghiện. Nếu bạn là một người thích chơi FPS, bạn sẽ dễ dàng bỏ ra hơn 30 giờ chỉ để quanh quẩn khắp hai hòn đảo rộng lớn của game, cố gắng chiếm những outposts, Trials of the Rakyat, Monkey see, monkey boom!, độ súng, bay lượn, ngắm cảnh trời, unlock skills, điểm kinh nghiệm, thực sự là rất nhiều. Lần chơi FC3 đầu của mình cũng không thực sự hiểu (mình hiểu ngược lại: Game có quá nhiều cliché kinh điển và một cốt truyện đau đầu), cho đến khi gần đây, khi tình cờ đọc được bài phỏng vấn với writer của FC3 - Jeffery Yohalem của Rock, Paper, Shotgun, anh cho rằng trò chơi này sử dụng cliché là có chủ ý (http://www.rockpapershotgun.com/2013/04/09/fire-away-spec-ops-far-cry-3-writers-on-criticizing-fps/). Đến đây mình cũng hiểu được một phần đó là ý định của developers. Thật vậy, xuyên suốt trò chơi bạn có thế thấy những thứ kinh điển như thế này:
- Câu chuyện về thanh niên bị bắn rất rát rồi, nên cần phải "bẻ tay" để phục hồi máu
- Nhấn [F] để làm thế này, nhấn [Space] để làm thế kia, nhấn các thứ để khỏi rơi xuống vực
- Tagging. Chiếc máy ảnh nhìn xuyên tường tương lai xuất hiện trên một hòn đảo mà công nghệ không phải là thứ chủ chốt.
- UI, UI everywhere!
(nguồn)
Đây cũng là một cliché rất đáng chú ý. Quá nhiều UI hỗ trợ sẽ khiến cho trò chơi trở nên rất dễ. Bạn có thể biết được quả lựu đạn bay tới từ phía nào, hay mình đã bị bắn từ phía nào, đã đến lúc gần hết máu, v..v… và bây giờ thì hầu hết mọi trò bắn súng đều có những thứ này, chúng trở nên bão hòa và bình thường lạ.
Và còn nhiều thứ nữa ~xD
Đây là những cliché rất phổ biến trong FPSes. Nhiều nhất là nhấn [X] để [Y]. Quay lại Half-Life, điều này thật đơn giản. Một nút [E] để mở cửa, tương tác với đồ vật, nói chuyện với NPCs, mọi thứ. Đến thời Hitman 2, bạn chỉ cần chạm nhân vật vào cửa, cửa sẽ mở, nhích người ra nó sẽ đóng. Giờ mọi hành động đều quy về nút bấm. Ngay cả bản Tomb Raider mới nhất cũng có một vài cảnh như vậy. Điều mình muốn nói là, chúng nên được dùng đúng cách, đúng cảnh. Lạm dụng quá sẽ gây phiền phức cho người chơi, và không thể tạo ra điểm nhấn (immersion)/chút căng thẳng (tension) nào cả. Game nên được sử dụng với mục đích giải trí, không phải trút thêm phiền não và tức giận.
QTEs (quick-time events cũng vậy) - chúng cũng xuất hiện rất nhiều trong suốt game, nhất là những lúc đấu với Hoyt, Vaas và Buck. Trong Call of Duty thì đây là chuyện không hề hiếm. Bạn có thể thấy QTEs được rải khắp nơi kèm với những đoạn cinematic cutscenes. QTEs cũng đã được dùng nát tới độ bão hòa.
Ở khúc đầu, mình đã nói FC3 rất dễ nghiện. Và điều này cũng có chủ đích khi mà Yohalem nói trong bài viết về thời college của anh ấy:
The whole thing was inspired by this idea of, can you make a game that is a warning label about games? Can you do it without being an ironic satire? Because for me, irony is finished, for now.
[…]
I had, in college, several experiences with WoW where people that I really admired in the game turned out to have really terrible lives. They were focusing all of their attention on being a good person in the game, while their children were neglected in reality. At one point point someone’s girlfriend came on and basically told us all off in the guild. Her son had touched the stove because his father wasn’t watching the child. He was playing WoW.
[…]
When we were pitched a straightforward shooter, I felt the same thing – like there’s a problem with my generation, where escapism is becoming systematized. Especially like Jane McGonigal’s talk at TED about how you can use gamification to manipulate people into doing things. She sees a positive side of it, like, “Oh, this is going to be great for people.” But I also saw all these corporations at that talk with their lists of, “This is how we can get people to do things that they don’t want to do.” I’ve seen people in New Mexico. On Christmas morning they gamble their whole bonus checks away instead of spending Christmas with their kids.
Có thể thấy rõ ràng, hướng làm này của FC3 là có chủ đích. Hệ thống gameplay của FC3 được thiết kế đủ sâu để lôi kéo người chơi vào deep gameplay loop (và tạo ra feedback cực kì hưng phấn trong quá trình đó). Điều này cũng được Yohalem nói rất rõ:
In Far Cry, it’s about systems. It’s about shooting in a game. The system abstracted, what the system does to your brain. In my case, it’s about developing a frenzy, because it’s about addiction. Addiction culminates in an overdose. The game is based on an overdose structure. In other words, you can have a game where you have more and more obstacles. You can have a game where you have more and more power. I think that’s the difference. We both looked at what the studios were making and said, “Okay, here’s how we can create a meaning that’s deeper.”
[…]
Far Cry was an attempt to say, “Let’s look at these systems and how they make you feel. Then, at the end of the day, you decide whether you like what this has done to your brain.”
Ngay cả những cliché trong game, như mình đã nói ở trên, là có chủ đích khi FC3 đang sử dụng những design như: “UI dày đặc”, “QTE”, “Press [X] to..”. Chẳng phải hầu hết những tựa AAAs đều có những thứ này sao, phải không?
II. Đào bới storyline
Thực sự nếu mà nhìn thẳng thì cốt truyện của FC3 rất dễ hiểu, với đại đa số người chơi. Tất nhiên là nếu họ chỉ nhìn qua bề nổi: Một nhóm bạn vào một đảo hoang chơi, rồi bị bắt, 1-2 đứa bị chặt, người chơi bị nhốt vào một cái chuồng, chạy thoát. Okay, không sao. Và anh ta gặp một lực lượng đối lập, gia nhập và làm một lô việc để đánh chiếm lại bên kia, và cái này được diễn tả bởi gần 38 nhiệm vụ mà 90% trong đó là: “nó kìa, bắn chớt nó”. Không cần nghĩ cũng đoán mò được: kết thúc anh ta giành chiến thắng. Đến lúc này thì anh ấy đã được “mặt trời chân lý chói qua tim” và quyết định ở lại. Hết phim.
Nhưng, nếu xâu chuỗi lại những sự kiện xuyên suốt game, cộng với một chút “soi”, bạn sẽ nhận ra có một vài điều không ổn.
#1: Về tính cách của hai nhân vật Jason và Vaas
Nói một cách ngắn gọn, Vaas là Jason, và Jason là Vaas:
- Vaas và Jason đều xuất thân là 2 con người vô tội, bị lôi kéo vào cuộc chiến vì món hời trước mắt. Jason – một nạn nhân từ nạn buôn người; Vaas – một chiến binh Rakyat đã chuyển phe, đầu quân cho Hoyt.
- Vaas và Jason đều bị lợi dụng làm vũ khí chiến tranh, bất kể đó là cuộc chiến thiện hay ác. Chúng ta còn không biết được đâu là thiện, đâu là ác. Có khi nào Citra chỉ muốn chiếm lại quyền cai trị từ tay Hoyt, chứ thực sự cô ta không muốn hòa bình thì sao? Vaas và Jason, đều là những nạn nhân bị lợi dụng, và những kẻ đứng đằng sau – Citra, Hoyt, chỉ biết ra lệnh và hưởng lợi.
- Vaas và Jason đều phải chịu hy sinh để có được điều mình muốn. Vaas từ bỏ người dân Rakyat và Citra. Jason từ bỏ những người bạn của mình.
Và mình sẽ giải thích từng điều trên.
Vaas và Jason đều xuất thân là 2 con người vô tội, bị lôi kéo vào cuộc chiến vì món hời trước mắt.
Vì sao nói là món hời trước mắt? Vaas bị Hoyt “dụ dỗ” với hứa hẹn quyền lực và tiền bạc. Jason bị Citra dụ dỗ với món hời quyền lực (lạnh đạo chiến binh Rakyat) và thể xác của cô ta (nếu vô tình chọn phải bad ending, bạn sẽ có cơ hội được xyz với Citra và sau đó bị giết, mình sẽ nói sau). Lúc này, Vaas đã leo lên được cái gọi là “đỉnh cao quyền lực” khi mà hắn đã có mọi thứ từ Hoyt – tiền, quyền, và Jason đang chỉ là tay chơi mới vào cuộc. Nhưng tại sao Vaas lại bỏ Citra và bộ tộc Rakyat? Đơn giản, hắn bị lu mờ bởi ma túy, tiền bạc, và giết chóc. Còn Jason, nếu giống như Vaas (bị Citra dắt mũi) sẽ phải trả giá đắt, nếu đi theo con đường đã mòn. Vaas, có lẽ đã nhận ra trước cái kết cục của Jason (bị giết), nên khi phát hiện Jason chiến đấu cho Citra, hắn móc mỉa Jason:
She’s gonna make you a warrior out of you. You're so ****ed Jason.
Nếu chọn bad ending, Jason sẽ bị giết (bởi Citra). Như vậy, nó có thể được coi như hậu quả. Và Vaas thấy điều đó, chỉ có Jason mù quáng và đâm đầu vào. Có lúc thấp, có lúc cao, nhưng đến cuối cùng cái tàu lượn cũng rơi ầm xuống đất và kết thúc tất cả. Như Vaas đã nói:
…you hit the ground.
Có thể, Vaas đang ám chỉ nhiều thứ với một câu nói (đây cũng là câu nói mà Vaas nói ở đầu game):
- Sự “downfall” (tuột dốc) từ cái “đỉnh cao” của Vaas. Hắn ta đã nhận ra những điều như mình đã nói ở trên: Rốt cuộc, chúng ta cũng chỉ là vũ khí chiến tranh mà thôi. Tôi là anh, và anh là tôi. Ta không khác nhau tí nào cả. Vaas cũng như Jason. Jason cũng là Vaas. Jason đang cố gắng trở nên bạo lực và tàn nhẫn như Vaas, và anh ta đang leo cái đỉnh đó. Vì Vaas đã giết hai anh em của Jason và nhiều lần bắt cóc, mỉa mai và giết Jason, chắc chắn máu sôi của Jason cũng không hề nhỏ. Như vậy, sự giận dữ tích tụ dần, Jason càng trở nên máu lạnh và muốn giết Vaas hơn - một con thú - Jason cũng chẳng khác gì Vaas. Đỉnh điểm của sự giận dữ lên cao khi Vaas bắn Jason vào ngực, nhưng anh ta vẫn còn sống (do chiếc hộp quẹt), và lúc này Jason đã muốn giết Vaas.
-
Sự “downfall” của Jason, có thể thấy quá rõ ràng nếu chọn bad ending. Đây là cái giá mà Jason sẽ phải trả nếu tiếp tục nối gót Vaas, tuy hai con đường khác nhau, nhưng chỉ có một kết cục chung, và nó không hề tốt đẹp tí nào.
-
Có thể Vaas cũng đang ám chỉ cảnh freefall skydiving đầu game.
Vaas và Jason đều bị lợi dụng làm vũ khí chiến tranh, bất kể đó là cuộc chiến thiện hay ác.
Vaas và Jason đều là những con cờ thí trên bàn cờ chiến tranh. Như mình đã nói, Citra và Hoyt lợi dụng Jason và Vaas làm vũ khí để có thể chiếm Rook Island. Vấn đề là, tại sao Citra đã có một đội quân Rakyat để đánh chiếm lại hòn đảo từ Hoyt, tại sao lại phải dựa dẫm chỉ vào một con người mới có thể chiến thắng? Tại sao người dân Rakyat lại “đột nhiên” tin tưởng Jason đến thế? Không có bất cứ sự nghi ngờ nào? Vân vân và vân vân.
Rõ ràng là Citra không hề cần đến Jason để cùng cai trị Rook Island. Jason ngộ nhận mình là anh hùng dân tộc và mọi việc anh ta làm đều cho Citra và bộ tộc Rakyat, tưởng rằng mình là cứu tinh của mọi người, nhưng trong ending thứ hai (theo Citra) đã chỉ rõ rằng anh chỉ là một vật hiến tế. Đó là hậu quả. Hậu quả mà Jason không thế thấy trước. Xuyên suốt trò chơi, điều này có thể được thấy rõ. Tính cách của Jason dần biến đổi, về sau anh ta dần muốn ở lại hòn đảo hơn. Liza và mọi người cũng nhận ra điều này:
Đến cuối game mọi thứ ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi thái độ của Liza đột ngột thay đổi trong phân đoạn hallucination của Jason:
Và không phải Jason cũng không nhận ra rằng tính cách và sự nhìn nhận của anh ta về mọi thứ đang thay đổi dần:
Những câu trích trong Alice In Wonderland cũng một phần nào cho ta thấy sự giống nhau giữa hai nhân vật Alice và Jason:
tl;dr: Vaas và Jason đều bị lôi kéo vào những cuộc chiến vô nghĩa, và xuyên suốt quá trình đó, tính cách của hai nhân vật này biến chất dần. Vaas trở nên điên rồ, trong khi Jason cũng không kém, anh ta đang dần trở nên một Vaas mới.
Vaas và Jason đều phải chịu hy sinh để có được điều mình muốn.
Nếu như Vaas phải rời bỏ Citra để đầu quân cho Hoyt, thì Jason cũng không kém. Anh ta bỏ những người bạn của mình để ở lại hòn đảo:
Vậy, nếu Jason là Vaas và Vaas là Jason, thì Jason cũng sẽ giết được Vaas bất cứ lúc nào, và ngược lại. Ngay từ đầu game ta đã thấy rõ qua câu nói của Dennis:
“You have the right to take my life. But know, I will also take yours.”
Một lúc sau, chúng ta có thể thấy rõ hơn nữa - Vaas có thể giết Jason bất cứ lúc nào:
Và Jason cũng có thể làm điều ngược lại:
Ngoài những thứ đã kể trên, nếu để ý, bạn sẽ thấy ở main menu của trò chơi (và hầu hết mọi thứ trong game) đều có dạng đối xứng. Đặc biệt trong main menu của game, hình ảnh Vaas và Jason thay phiên nhấp nháy và xuất hiện:
Trong “Payback”, bạn để ý sẽ có những cảnh nhấp nhảy trước lúc đấu với Vaas, nơi mà Jason và Vaas tráo đổi vị trí cho nhau.
Có một video về giả thuyết đối xứng trong game khá thú vị của Ryan Hollinger, có thể xem ở đây, nó sẽ nói rõ hơn về thuyết đối xứng trong game.
Một điều thú vị nữa là Vaas cũng nhận ra điều này và có thể thấy rõ ràng nhất trong những phân đoạn hallucinations, khi mà vị trí của Vaas và Jason tráo đổi cho nhau, và những câu thoại của Vaas. Hắn ta để ý đến sự biến đổi của Jason, về những gì Citra đã làm để biến đổi Jason:
Riêng trong hình này, có thể thấy Vaas dùng từ “reborn” (tái sinh). Có lẽ ám chỉ Jason là một tái sinh của Vaas.
#2: Insanity
Một trong những câu nói điển hình (và nổi bật nhất) trong game:
Did I ever tell you what the definition of insanity is? Insanity is doing the exact… same fucking thing… over and over again expecting… shit to change… That. Is. crazy.
Thật sự mình không hiểu hết ẩn ý của Vaas, nhưng chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều thứ mà tất cả đều diễn ra y hệt như những gì Vaas nói:
- Xuyên suốt game, Jason bị Vaas bắt nhiều lần, và đều cố gắng thoát ra.
- Vaas thất vọng vì Jason cũng sẽ cùng kết cục với các nạn nhân đến trước anh ta. Rõ ràng, Jason không phải là người đầu tiên đặt chân lên đây. Và ý của Vaas ở đây, ở câu nói “insanity” này, rằng mọi người cứ lặp đi lặp lại cái việc đó (gia nhập Rakyat), và phải chịu cùng một kết cục (expecting shit to change).
Có một điều, “insanity” chưa bao giờ là chủ đề chính của FC3. Vaas chỉ đơn giản nhận thấy, xung quanh, mọi người đều lặp đi lặp lại những hành động đó, mong rằng lần này sẽ khác. Nhưng, như mình đã nói lúc trước:
Vaas thất vọng vì Jason cũng sẽ cùng kết cục với các nạn nhân đến trước anh ta.
Okay, bạn sẽ hỏi, tại sao Vaas lại thất vọng về Jason? Jason chỉ là một con tin bình thường, chờ bị bắt và giết/bán? Chúng không liên quan gì với nhau? Okay. Tua lại lúc trước một ít. Bạn sẽ để ý Vaas bắt cóc Jason một lần nữa (khúc cuối trong Prison Break). Và lần này, thêm một lần nữa. Có lẽ, Vaas đang nói với Jason về sự thất bại của anh ta khi nhiều lần trốn chạy khỏi Vaas – hoặc – Vaas đang tìm kiếm sự giải thoát – mình sẽ nói ở ngay sau đây.
Tại sao Vaas muốn tìm kiếm sự giải thoát? Nếu nhìn từ góc nhìn của Vaas sẽ rõ ràng hơn. Đánh đổi quá nhiều chỉ để sau cùng có được những thứ vô nghĩa. Cũng phần nào giống Jason khi mà anh ta phải đánh đổi những người bạn của mình (giết họ – bad ending) để có thể cai trị Rook Island. Vaas cũng tương tự như vậy – hắn thấy điều đó. Có lẽ, Vaas muốn giết Hoyt. Một chi tiết nhỏ: trong một cuộc đối thoại với Willis, có thể nghe thấy Vaas không mấy vui vẻ khi nói chuyện với Hoyt:
Và ta cũng nhận ra rằng, mọi hành động của Vaas đều do Hoyt chỉ định.
Một điều nữa đó là trong phân đoạn khách sạn bốc cháy (sau Prison Break), có thể thấy Vaas đang nói tới những hình xăm trên người Jason:
Và, có lẽ, Vaas đã thấy được gì đó từ Jason. Không còn là những vòng lặp cho cùng một kết quả nữa, mà lần này, Jason sẽ làm được điều khác biệt. Jason không giống với những con người đã failed trước đó. Và cứ thế, Vaas liên tiếp bắt Jason và trói anh ta vào những tình huống chết người – cột đá vào chân, ném xuống nước, bỏ mặc trong khách sạn cháy ngùn ngụt, bắn vào họng – ta có thể thấy, càng về sau, Vaas càng tra tấn Jason dã man hơn với những tình huống ngày càng khó đỡ. Và cứ sau mỗi lần sống sót, Jason lại càng muốn giết Vaas hơn, với đỉnh điểm là Payback. Đến lúc này, Jason đã trở nên tàn ác hệt như Vaas, và như mình đã nói – Vaas nhận ra điều này:
- Các đoạn hallucinations trong Payback xuất hiện với hình ảnh của Jason và Vaas tráo đổi với nhau – Jason là Vaas, Vaas là Jason. (xem lại phía trên, mục [2.1]).
- Vaas dùng từ “reborn” ám chỉ Vaas đã được tái sinh dưới một con người mới – Jason. Bằng chứng:
Như vậy mục đích của Vaas khi muốn biến Jason thành một bản sao của mình là gì? Đơn giản, để kết thúc Hoyt. Đã quá đủ cho Vaas. Jason sẽ là người thực hiện nó.
#3: “You are so close to the end, end it!”
Đây là câu mà Vaas nói trong phân đoạn hallucination ở Payback:
Vaas là một người cuồng tự sát (hay bị điên quá mức?). Vì trong Stranded Trailer của trò chơi…
…và với bức hình trên, ta có thể thấy Vaas luôn muốn “được” giết?
Có lẽ Jason là một liều thuốc kết liễu tốt cho Vaas.
#4: "Because I am going to free you."
“free” ở đây có nghĩa là giải phóng, như bạn thả chuồng một con hổ vậy. Nó sẽ tức giận vì bị nhốt quá lâu và sẽ dùng hết sức để giết những gì nó có thể tìm thấy. Tương tự với con người. Ở đâu có áp bức, ở đó có nổi dậy đấu tranh.
Quay lại với FC3, ta có thể thấy (và cũng từ những gì mình đã nói ở #3), Vaas đã biến Jason thành một con thú. Có thể thấy sự tàn bạo của Jason lúc đâm chết Vaas. Một con người, một mặt khác của Jason đã được giải phóng, và đó là nhờ Vaas.
#5: Cái chết của Vaas
Như mình đã nói ở mục Disclaimer, cái chết của Vaas đã được Yohalem xác nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều uẩn khúc ở đây, và chúng sẽ được đưa vào phần III:
- Đáng lẽ Vaas đã có thể giết Jason một cách dễ dàng ngay từ đầu game (những kẻ đào tẩu khỏi nhà tù sẽ bị bắn sạch, không ngoại lệ) – nhưng Vaas để Jason sống, mà không phải Grant. Tại sao?
- Sau khi giết Buck và Hoyt, ta có thể thấy xác của cả hai trên nền đất. Nhưng với Vaas, sau khi giết hắn, Jason bị “kéo” ngược về temple của Citra. Rốt cuộc thì người chơi vẫn không thể thấy xác của Vaas. Tại sao? Một vài người cho rằng, chừng nào chưa tận mắt thấy xác của Vaas, họ vẫn chưa thể tin rằng Vaas đã thật sự chết.
- Vaas có thể còn sống, và chỉ mất dấu, mọi người trên hòn đảo sẽ nghĩ rằng Vaas đã chết.
III. Kết luận, và những thứ chưa thể giải quyết được.
Và đây là những thứ mình vẫn chưa thể giải quyết được:
- Con dao của Vaas lúc đâm Jason trong “Payback” lấy từ đâu ra? Tại sao Vaas lại có nó? Nó là gì? Mục đích của Vaas lúc đó là gì?
- Vaas đã thực sự chết? (xem lại phần trên).
- Những cái màn hình trong Payback có ý nghĩa gì? Tại sao Vaas biết Jason sẽ mò đến đây trong khi rõ ràng Vaas đã nhắm họng súng vào cổ Jason trước đó? Và nếu Vaas muốn Jason chết thay vì mượn Jason để giết Hoyt, tại sao Vaas không giết Jason ngay từ đầu game, hoặc kết thúc Jason nhanh như đã từng làm với Grant?
Đây là những cái màn hình: 1, 2 - Chính xác là những rắc rối của Vaas với gia đình Citra là gì, khi mà Vaas nói “tao cũng không thích gia đình tao”?
- Vai trò của nhân vật Buck trong FC3 là gì? Hay chỉ đơn giản là một minor antagonist mà Jason phải mua chuộc để đổi lại Riley? Nếu chỉ đơn giản như vậy, tại sao Buck lại muốn giết Jason?
- Biểu tượng của con quỷ mực là gì?